Văn hóa riêng của người Việt – Nước mắm Phú Quốc

Làm mắm đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Việt ta, đặc biệt riêng nước mắm Phú Quốc thì lại chính là nét đẹp văn hóa tại đảo ngọc thân thương này. Với truyền thống làm nghề hàng trăm năm, nước mắm Phú Quốc nổi danh với hương vị đậm đà, thơm ngon chất lượng được làm từ cá cơm Phú Quốc. Khi đến Phú Quốc du lịch đây có lẽ sẽ là cơ hội để bạn tìm hiểu về truyền thống làm nghề – cái nghề đã trở thành nuôi sống biết bao con người nơi đây. 

1. Lịch sử nghề làm nước mắm Phú Quốc

Nghề làm nước mắm Phú Quốc là nghề thủ công truyền thống giúp đảm bảo đời sống cho hàng ngàn cư dân vùng biển đảo Phú Quốc. Theo các tài liệu lịch sử, nghề này đã hình thành từ cách đây hơn 200 năm, vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, việc sản xuất nước mắm ở Phú Quốc tiến bộ dần dần từ thô sơ sang cơ giới hóa một số công đoạn, nhưng vẫn đảm bảo giữ được hương vị nước mắm truyền thống theo công thức bí truyền của bao đời.

Sau nhiều thăng trầm, nghề làm nước mắm ở đảo ngọc đã gặt hái được những thành tựu nhất định.

  • Vào ngày 8/10/2012, Ủy ban châu Âu đã cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ địa lý của sản phẩm nước mắm Phú Quốc. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ trên thị trường của các nước thuộc Liên minh EU. 

  • Tại Việt Nam, ngày 27/05/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận nghề làm nước mắm ở Phú Quốc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghề thủ công truyền thống.

2. Những điều đặc biệt của nước mắm Phú Quốc

2.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu chính để làm ra nước mắm Phú Quốc là cá cơm, muối, cùng một số phụ gia bổ sung. Loại cá cơm hoàn hảo nhất để sản xuất nước mắm chất lượng là cá cơm than và cá cơm sọc tiêu đánh bắt ở vùng biển Phú Quốc.

Muối để ướp cá làm nước mắm phải là muối biển được thu hoạch vào độ chớm thu. Đó là thời điểm độ khô, ráo của muối hạt được đảm bảo nhất. Muối đạt chuẩn sẽ có màu trắng đục, hạt đều nhau, viền trong, khô, ít lẫn các tạp chất.

Đáng chú ý, muối khi được mua về sẽ không sử dụng để ướp cá ngay lập tức, mà sẽ được lưu kho tối thiểu 3 tháng để hết vị đắng, chát cùng những kim loại có hại trong muối.

Phụ gia bổ sung trong nước mắm cá cơm Phú Quốc bao gồm chất điều vị và đường. Các chất này được cân đối để đưa vào sản phẩm nước mắm với liều lượng đáp ứng theo quy định của Nhà nước.

(*) Chuyên cho thuê xe du lịch uy tín tại Phú Quốc 

2.2. Thiết bị làm nước mắm Phú Quốc

Các thiết bị, đồ nghề làm nước mắm Phú Quốc bao gồm nhiều loại tùy theo từng công đoạn cụ thể:

  • Thùng ủ: Đây là thùng dùng để ướp ủ cá cho đến khi ra thành phẩm nước mắm. Thùng sẽ được kê cách đất ít nhất 50cm. Trung bình thùng ủ sẽ có sức chứa 12 – 15 tấn cá, cho ra sản lượng 4.000 – 10.000 lít nước mắm.
  • Lỗ lù: Lỗ lù được sử dụng để rút nước mắm ra khỏi thùng ủ. Lỗ này sẽ được khoét bên hông thùng ủ, cách đáy thùng khoảng 20 – 30cm và gắn vòi. 
  • Thùng hứng: Được sử dụng để gạn lọc, san và chứa nước mắm thành phẩm. Thùng này thường có thể tích 1000 – 2000 lít, to nhất có thể chứa tới 10.000 lít.
  • Đồ lọc: Sử dụng để ngăn xác cá lọt vào lỗ lù, từ đó đảm bảo độ trong của nước mắm. 
  • Tiếp đến là hai thanh gỗ vuông được đóng ngang song song với nhau trên miệng thùng ủ. Bốn đầu được cố định kiên cố vào vành miệng thùng để giữ cho vỉ gài nén của thùng ủ không bị bung ra.

  • Vỉ tre, vỉ ván: Dùng để nén chặt cá đã được muối trong thùng. Vỉ được đan bằng tre mỏng hoặc ghép lại bằng những mảnh ván gỗ.
  • Tấm lá đậy: Đậy lên mặt cá đã được muối bên trong thùng ủ. Tấm là này sẽ được làm bằng lá dừa nước chầm thành từng mảnh.
  • Kiệu: Thùng mây dùng để đựng cá, muối khi di chuyển. Sức chứa của thùng vào khoảng 100kg.
  • Bàn cào: Cào cá đã trộn muối khi cho vào thùng ủ.
  • Đồ dằn, gài: Sử dụng để giữ chặt mặt vỉ nén trong thùng ủ, thường dùng đá tảng hoặc những thanh gỗ nhỏ, ngắn.
  • Can, chai nhựa, chai thủy tinh: Dùng để đựng nước mắm thành phẩm sau cùng.

2.3. Quy trình chế biến

Nước mắm Phú Quốc được sản xuất theo phương pháp gài nén – protein của thịt cá sẽ được phân giải bằng chính men có trong cá. Cá cơm sau khi đánh bắt sẽ được làm sạch và ướp muối ngay tại tàu để duy trì được độ tươi. Hỗn hợp này thường được gọi là “chượp”.

Sau khi tàu cập bến, chượp sẽ được đưa vào thùng ủ và phủ lên một lớp muối dày rồi gài nén lại để tiến hành ủ trong điều kiện môi trường sạch sẽ. Thời gian ủ thường kéo dài ít nhất 9 – 15 tháng để cho ra nước mắm thành phẩm ngon nhất.

Khi hết thời gian ủ, nước mắm sẽ chín, dậy mùi thơm đậm đà và có màu cánh gián nâu đỏ đặc trưng. Lúc này nước mắm sẽ được rút ra khỏi thùng ủ bằng phương pháp kéo rút chuyên nghiệp và lọc liên tục đến khi nào có được độ trong như mật ong là hoàn thiện.

(*) Những thông tin trên mang tính chất tham khảo 

 

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về phần nào nét đẹp văn hóa này của Phú Quốc nước mắm Phú Quốc là một đặc sản, làng làm mắm là một địa điểm du lịch. Có dịp ghé thăm Phú Quốc bạn đừng quên ghé thăm những cơ sở làm mắm nhé, vừa tham quan lại vừa mua được nước mắm ngon và nguyên chất. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ điều gì thắc mắc về đặc sản hay những địa điểm du lịch tại Phú Quốc bạn nhé, chúc bạn có một chuyến du lịch thật thú vị tại thành phố Đảo. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *